XIN CHÀO CÁC BẠN CHÚNG MÌNH CÙNG HỌC BÀI NHÉ
PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
GÂY DỊCH TRONG TRƯỜNG HỌC
CHUYÊN ĐỀ
Bệnh thủy đậu
Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra lây truyền rất nhanh. Thuỷ đậu có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng. Tất cả trẻ em, trừ những trẻ suy giảm miễn dịch đều nên được tiêm phòng thuỷ đậu.
Thủy đậu là gì ?
Thuỷ đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra rất thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster. Đa số trẻ em đều đã bị thuỷ đậu trước 15 tuổi, nhiều nhất từ 5 đến 9 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thuỷ đậu thường nặng hơn khi xảy ra ở người lớn và ở trẻ còn nhỏ. Mùa đông xuân là thời gian các trường hợp thuỷ đậu xảy ra nhiều nhất.
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian từ 10 đến 21 ngày. Thuỷ đậu biểu hiện bằng sốt nhẹ từ một đến 2 ngày, cảm giác mệt mỏi toàn thân, và phát ban (thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh).
Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng v.v. thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
Biến chứng
Bệnh thuỷ đậu khá nguy hiểm, trong trường hợp để bệnh tiến triển quá nặng, sẽ dẫn đến biến chứng viêm phổi virus tiên phát, viêm thận, viêm tuỵ. Còn ở trẻ em bệnh thường gây biến chứng nhiễm trùng huyết và viêm màng não.
Đặc biệt, phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần lưu ý: Nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh! Kết quả theo dõi cho thấy, có tới 25% thai nhi sẽ bị ảnh hưởng nếu người mẹ mắc bệnh thủy đậu trong thời kỳ đầu của thai kỳ.
Điều nguy hiểm là phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thuỷ đậu trong vòng 1 tuần trước và sau khi sinh thì có tới 30% trẻ em sinh ra có thể bị tử vong do mắc hội chứng thuỷ đậu do bị nhiễm bệnh thuỷ đậu từ mẹ quá sớm.
Cách phòng bệnh
Khi mắc bệnh thuỷ đậu là vệ sinh ngoài da, tắm rửa sạch sẽ, thoa xanh methylène. Ngoài ra, không sử dụng gốc rạ để tắm hoặc dùng các loại lá để đắp lên vì có thể lây bội nhiễm.
Cắt móng tay để trẻ khỏi gãi hoặc làm xước da, uống thuốc giảm ngứa, hạ sốt bằng Paracetamol, không được uống Aspirin.
Đối với trẻ em, cho trẻ ăn ăn uống bình thường.
Nếu người thân bị bệnh, cách ly người bệnh ít nhất 6 ngày kể từ lúc nổi nốt trái rạ. Trẻ bị bệnh có thể trở lại bình thường sau thời gian này. Lưu ý phụ nữ đang mang thai nên tránh tiếp xúc với người bệnh.
Tạm biệt
Và hẹn gặp lại !
Bệnh đau mắt đỏ
Một số hình ảnh về bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là gì?
là bệnh viêm niêm mạc lót con ngươi và mí mắt. Bệnh có thể do siêu vi hoặc vi khuẩn gây nên; nếu là siêu vi gây nên thì nhẹ hơn. Nếu mí mắt con bạn dính chặt lại với nhau do có mủ, khi thức dậy vào buổi sáng thì chắc là bé đã bị đau mắt đỏ do vi khuẩn hơn là siêu vi. Nếu em bé của bạn phát ra bất cứ triệu chứng nào sau đây, trong một hay hai ngày đầu sau sinh, bạn hãy coi bài viết về Mắt dính ghèn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.
Triệu chứng
Mắt đỏ ngầu, nổi cộm.
Sốt nhẹ, đau, nổi hạch trước tai.
Đổ ghèn (mủ).
Hai mí mắt dính chặt với nhau khi ngủ dậy.
Giảm thị lực.
Đường lây
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đau mắt đỏ qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus.
- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.
- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
- Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay…, những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.
Phòng bệnh
Khi không có dịch:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
Không dùng tay dụi mắt.
Khi có dịch:
Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Rửa mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
Không dùng chung thuốc nhỏ mắt,chung đồ với người đau mắt.
Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
Hạn chế sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,hạn chế đi bơi.
Tạm biệt
Và hẹn gặp lại !