EM YEU VAN HOC DAN GIAN

EM YEU VAN HOC DAN GIAN
TRƯỜNG THCS MINH THẠNH
EM YÊU VĂN HỌC DÂN GIAN
THỂ LỆ CuỘC THI
Phần một: Thi hát
Mỗi lớp một tiết mục
Thang điểm: 10
Phần hai: Thi trắc nghiệm:
Mỗi lớp chọn 5 bạn
Mỗi lớp chọn một gói câu hỏi: Mỗi gói gồm 10 câu. Mỗi câu đúng 1 điểm.
Mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ là 10 giây. Được tính sau khi ban tổ chức đọc xong câu hỏi.
TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN


Hết thời gian 10 giây một trong năm thí sinh trong đội đọc đáp án. Sau thời gian 10 giây nếu không trả lời được thì hai đội còn lại có quyền trả lời.
Phần ba: Ai nhanh hơn
Gồm có 4 câu hỏi. Mỗi câu 2 điểm. Khi nào ban tổ chức đọc xong câu hỏi và nói hết thì mới được đặt tín hiệu. Đội nào có tín hiệu trước thì được trả lời.
TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN


Phần thứ tư: Câu hỏi dành cho khán giả.
TÌM HIỂU VĂN HỌC DÂN GIAN
Phần thứ năm: Thi kể chuyện
Mỗi lớp bốc thăm để kể một câu chuyện văn học dân gian trong chương trình văn học lớp 6 học kì I.
Câu hỏi 1
Câu hỏi 2
Câu hỏi 3
PHẦN 2: TRẮC NGHIỆM
GÓI CÂU HỎI 1
Gồm có 10 câu
Mỗi câu 1 điểm
Trả lời đúng được 1 điểm
Trả lời sai không có điểm
A. Những người thích chưng diện đồ mới.
Câu 1: Truyện “Lợn cưới, áo mới” phê phán
điều gì?
D. Tính cách khoa trương, khoe của.
B. Những người hỏi nhưng không trả lời cụ thể.
C. Thái độ thiếu khiếm nhã đối với người khác
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất mục đích của
truyện Em bé thông minh?
A.Ca ngợi tài dùng người của nhà vua.

B.Ca ngợi một em bé thông minh.

C Đã kích bọn quan lại ngốc nghếch để gây cười.

D. Đề cao tài trí của nhân dân qua nhân vật em bé..
Câu 3: Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc
đánh nhau giữa Thuỷ Tinh và Sơn Tinh?
A. Hùng Vương kén rể.
B. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
C. Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thuỷ Tinh.
Câu 4: Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
A. Đề cao vai trò của những người có công giúp Lê Lợi chiến thắng.
B. Đề cao sự phát triển nhanh chóng và chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến.
C. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc của cuộc kháng chiến.
Thể hiện sự vất vả của Lê Lợi trong việc tìm vũ
khí chiến đấu.
Câu 5: Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
A. Đồ Vật.
B. Con vật.
C. Con người.
D. Cả ba đối tượng trên.
Câu 6: Ước muốn cuối cùng của bà vợ trong bài “Ông lão đánh cá và con cá vàng”là gì?
A. Làm Long Vương ngự trên mặt biển.
B. Làm nhất phẩm phu nhân.
C. Có một ngôi nhà đẹp.
D. Làm nữ hoàng.
Câu 7: Khi Thạch Sanh cứu thái tử con trai của vua Thủy Tề̀, Thạch Sanh đã nhận được vật gì của vua Thủy Tề̀?
A. Cây đàn.
B. Lưỡi búa.
C. Bộ cung tên bằng vàng.
D. Niêu cơm thần.
Câu 8: Vì sao cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân, bác Tai trong bài Chân, Tay, Tai, Mắt , Miệng lại so bì với lão Miệng.
A. Không muốn làm việc.
B. Không yêu thương nhau.
C. Muốn nghỉ ngơi.
D. Tị nạnh.
Câu 9: Truyện “Treo biển” cho ta bài học gì?
A. Làm việc gì cũng không cần phải suy nghỉ kĩ.
B. Không nên tiếp thu ý kiến của người khác.
C. Nên tiếp thu tất cả những ý kiến mà người khác khuyên.
D. Làm việc gì cũng phải có chủ kiến, nhưng cũng cần
biết tiếp thu ý kiến người khác một cách có chọn lọc.
Câu 10: Bài ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” có ý nghĩa tương tự với truyện nào sau đây?
A. Sơn Tinh, Thủy Tinh
B. Thánh Gióng
C. Con Rồng, cháu Tiên
D. Bánh chưng, bánh giầy
GÓI CÂU HỎI 2
Gồm có 10 câu
Mỗi câu 1điểm
Trả lời đúng được 1 điểm
Trả lời sai không có điểm
Câu 1: Trong các loại truyện cổ dân gian đã học, theo em những truyện nào thường có yếu tố hoang đường kì ảo?
A. Truyền thuyết, cổ tích
B. Truyện cười, truyện ngụ ngôn
C. Truyện cười
D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2: Truyền thuyết khác với truyện
cổ tích ở điểm nào?
A. Có cốt lõi là sự thật lịch sử.
B. Răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
C. Có yếu tố kì ảo.
D. Thể hiện ước mơ của nhân dân.
Câu 3: Thánh Gióng được coi là biểu tượng gì của tinh thần dân tộc?
A. Sức mạnh thần kỳ của tinh thần và hành động yêu nước.
B. Sức mạnh trỗi dậy phi thường khi vận nước lâm nguy.
C. Đoàn kết một lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
D. Lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống giặc ngoại xâm.
Câu 4: Điều gì đã tạo nên sức mạnh của nghĩa
quân Lam Sơn trong bài Sự tích Hồ Gươm?
A. Cây gươm thần và sự hỗ trợ của thần linh.
B. Tài năng của Lê Lợi.
C. Sức mạnh đoàn kết toàn dân, sự hỗ trợ của thần linh và tài năng của người lãnh đạo.
D. Nghĩa quân khoẻ mạnh hăng hái chiến đấu.
Câu 5: Đánh thắng giặc ,Thánh Gióng đã về đâu?
A. Trở về với quê hương.
B. Bay về̀ trời.
C. Về tâu với nhà vua.
D. Về núi Trâu.
Câu 6: Trong truyện “Treo biển”, cửa hàng bán loại thực phẩm nào?
A.Rau
B. Cá
C. Trái cây
D. Tôm
Câu 7: Yếu tố nào sau đây không có trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh khi kể về nhân vật Sơn Tinh?
A.Tên gọi của nhân vật
B. Tài năng của nhân vật
C.Chân dung của nhân vật
D. Lai lịch của nhân vật
Câu 8: Trong truyện “Lợn cưới, áo mới” khi được hỏi: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?Người kia đã trả lời thế nào?
A. Từ lúc mặc chiếc áo mới, anh ta thấy có một con lợn nào chạy qua.
B. Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
C. Không thấy con lợn cưới chạy qua.
D. Không thấy con lợn cưới nào cả.
Câu 9: Ông chủ cửa hàng trong truyện “Treo biển” là người như thế nào?
A. Biết lắng nghe ý kiến của người khác, chấp nhận sửa chữa bản thân.
B. Biết tiếp thu những cái hay cái đẹp và cái đúng.
C. Có tính quyết đoán và rất kiên định.
D. Thiếu tính quyết toán, làm việc mà không
có lập trường.
Câu 10: Nội dung nổi bật nhất trong truyện Sơn Tinh,thuỷ Tinh là gì?
A. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
B. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
C. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc.
D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ Tinh.
GÓI CÂU HỎI 3
Gồm có 10 câu
Mỗi câu 1 điểm
Trả lời đúng được 1 điểm
Trả lời sai không có điểm

Câu 1: Trong truyện “Lợn cưới, áo mới” anh có áo mới đứng khoe áo mới vào lúc nào?
A. Sáng
B. Chiều
C. Tối
D. Từ sáng đến chiều
Câu 2: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì?
A. Thể hiện cảm xúc.
B. Gửi gắm ý tưởng, bài học
C. Truyền đạt kinh nghiệm
D. Kể chuyện.
Câu 3: Anh hùng Gióng trong truyện Thánh Gióng đã có công đánh giặc nào xâm lược nước ta?
A. Giặc Ân
B.Giặc Nguyên
C. Giặc Minh
D. Giặc Pháp
Câu 4: Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống trần thế với thế giới thần thánh nhằm mục đích gì?
A. Thoả mãn trí tưởng tượng lãng mạn, bay bổng nhưng cũng hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống.
B. Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kì để chiến thắng thiên nhiên.
C. Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như của chính nhân dân lao động.
D. Thoả mãn ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm.
Câu 5: Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì?
A. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
B. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
C. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
Câu 6: Chi tiết nào dưới đây không liên quan đến hiện thực lịch sử?
A. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
B. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.
C. Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng.
D. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng được gọi là làng Gióng.
Câu 7: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan điểm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
B. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng.
C. Vũ khí hiện đại để giết giặc.
D. Tình làng nghĩa xóm.
Câu 8: Truyện cổ dân gian nào nói lên quan niệm và niềm tin của nhân dân về thiện ác ở đời như:
“Ở hiền gặp lành”, “Tham thì thâm”, “Ác giả ác báo”.
A. Truyện cổ tích
B. Truyện ngụ ngôn
C. Truyền thuyết
D. Truyện cười
Câu 9: Dụng ý nghệ thuật chính của việc tác giả dân gian để Lê Lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau?
A. Tăng thêm độ dài của truyện kể.
B. Thêm tình tiết cho câu chuyện.
C. Tạo tình huống để tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
D. Thể hiện tài năng trong việc tổ chức tác phẩm.
Câu 10: Thạch Sanh trong truyện ”Thạch Sanh” đã vượt qua được nhiều thử thách và lập nhiều chiến công vì chàng thuộc kiểu nhân vật nào?
A. Người dũng sĩ.
B. Người thông minh.
C. Người bất hạnh.
D. Người ngốc nghếch.
AI NHANH HƠN
Câu 1: Truyền thuyết là gì?
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được kể.
Câu 2: Truyện ngụ ngôn là gì?
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật ,đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Câu 3: Truyện cười là gì?
Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
PHẦN THI DÀNH CHO KHÁN GIẢ
Con gì bỏ cái đuôi thành con ngựa?
Con mèo. Vì mèo là mão. Mão bỏ cái đuôi là bỏ chữ o thành mã. Mã là ngựa.
Em bé trong trong truyện Em bé thông đã giải câu đố của sứ giả nước láng giềng bằng cách nào?
Em bé trong trong truyện Em bé thông đã giải câu đố của sứ giả nước láng giềng bằng cách hát bài đồng dao.
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang…
Vì sao mụ vợ trong bài Ông lão đánh cá và con cá vàng lại bị trừng trị thích đáng?
Mụ vợ trong bài Ông lão đánh cá và con cá vàng lại bị trừng trị thích đáng. Vì tham thì thâm

Mối thù nào dai nhất trong lịch sử Việt Nam? Vì sao?
Trong bài “ Sơn Tinh, Thủy Tinh”Vua Hùng yêu cầu sính lễ để kén rể gồm những gì?
Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, nhựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Câu 5: Truyện Thánh Gióng liên quan đến hội thi nào ngày nay?
Hội khỏe Phù Đổng
PHẦN THI KỂ CHUYỆN
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 1
Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em.
Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.
Kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em.
  Thông tin chi tiết
Tên file:
EM YEU VAN HOC DAN GIAN
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Ngô Văn Vạn
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tư liệu hay
Gửi lên:
05/03/2015 08:47
Cập nhật:
05/03/2015 08:47
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
6.60 KB
Xem:
763
Tải về:
44
  Tải về
Từ site Trường THCS Minh Thạnh:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Tìm kiếm tài nguyên

Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay75
  • Tháng hiện tại2,957
  • Tổng lượt truy cập2,931,230
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

Trường THCS Minh Thạnh
Địa chỉ: Xã Minh Thạnh, Huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: ( 0274) 3545064

Mail:lanntminhthanh@dt.sgdbinhduong.edu.vn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây